Trang trí bàn thờ ngày Tết luôn là phong tục truyền thống mà mọi gia đình đều thực hiện vào dịp Tết cổ truyền. Trong bài viết dưới đây, Bazanland sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa và cách bài trí bàn thờ ngày Tết sao cho ấn tượng và thành kính nhất nhé!

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

Trong văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay, truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn là nền tảng đạo đức được truyền dạy cho con cháu từ bao đời. Do đó, vào những dịp lễ Tết, việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ tổ tiên luôn được coi trọng.

Thông qua việc trang trí bàn thờ ngày Tết, bạn sẽ thể hiện được sự tôn kính và lòng biết ơn đối với tổ tiên, người đi trước. Ngày Tết của bạn nhờ đó trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn khi đảm bảo rằng sự chuẩn bị chu đáo của bạn sẽ làm tổ tiên vui lòng và trở về đón Tết cùng con cháu.

Trang trí bàn thờ ngày Tết là phong tục thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và cội nguồn
Trang trí bàn thờ ngày Tết là phong tục thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và cội nguồn

Trang trí bàn thờ ngày Tết có những gì?

Để có thể trang trí bàn thờ thật trang trọng và chuẩn xác, bạn cần phải chuẩn bị các vật phẩm thường được bày trí trên bàn thờ sao cho phù hợp với phong tục và truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Bát hương, lư hương

Con cháu thường thể hiện sự tôn kính và biết ơn bằng cách cúi lạy và thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên. Vì vậy, bát hương và lưu hương là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Ngoài ra, những bát hương này còn giúp căn nhà của bạn trở nên trang trọng và ấm cúng hơn.

Bát hương, lư hương là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết
Bát hương, lư hương là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết

Lọ hoa

Để bàn thờ tổ tiên của gia đình thêm đẹp mắt và ấn tượng thì việc trưng bày những lọ hoa tươi trên bàn thờ ngày Tết là điều nên làm. Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa khác nhau, bạn có thể chọn các loại hoa được nhiều người ưa chuộng để trang trí bàn thờ ngày Tết như hoa cúc vàng, hoa sen, hoa lay ơn,…

Nến, đèn thờ

Nến, đèn thờ là vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Thông thường, nến hoặc đèn thờ sẽ được đặt ở hai bên trái phải tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng nhằm ngụ ý xua tan bóng tối, thu hút những điều may mắn và an bình trong năm mới.

trang trí bàn thờ ngày Tết - đèn thờ
Đèn thờ được đặt hai bên bàn thờ tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng

Đài thờ

Trên bàn thờ tổ tiên thường có 3 đài thờ dùng để đựng muối, rượu, gạo. Vật phẩm này mang ý nghĩa mong cho năm mới con cháu trong nhà hòa thuận, yêu thương nhau và có cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Bộ bát đũa thờ

Theo quan niệm của người dân Việt Nam, vào các dịp lễ tết, ông bà sẽ về thăm và dùng bữa với con cháu. Do đó, việc bày bộ bát đũa thờ thể hiện sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình trong ngày Tết.

bày bàn thờ ngày Tết - bộ bát đũa thờ
Bày bộ bát đũa thờ thể hiện ý nghĩa mời ông bà về dùng bữa với con cháu

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp và trang nghiêm

Có thể nói, bàn thờ ngày Tết như là một phương tiện mà con cháu thông qua đó có thể giao tiếp với tổ tiên. Vậy nên, việc trang trí bàn thờ ngày Tết sao cho trang trọng và đẹp mắt là điều quan trọng.

Phong tục ngày Tết này thể hiện phần nào sự nhớ ơn và lòng thành kính của người Việt đối với cội nguồn của mình. Trong phần dưới đây, Bazanland sẽ hướng dẫn cho bạn cách chuẩn bị và bày bàn thờ ngày Tết sao cho chỉn chu và thành kính nhất.

Bước 1: Lau dọn bàn thờ

Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, bạn cần chọn ra thời điểm thích hợp để thực hiện. Thông thường, việc lau dọn này sẽ diễn ra vào ngày 23 – 30 tháng Chạp.

Theo quan niệm của người xưa, vào các ngày này thần linh sẽ về thiên đình báo cáo những việc xảy ra dưới nhân gian nên khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ sẽ không gây mạo phạm đến họ. Các bước dọn dẹp bàn thờ được tiến hành như sau:

  • Trước tiên, bạn cần thắp hương xin phép ông bà, tổ tiên. Khi hương cháy đã cháy hết mới bắt đầu hạ bài vị xuống. Lưu ý, bạn cần để bài vị thần linh và gia tiên ở những nơi riêng biệt và sạch sẽ.
  • Tiếp đến, bắt đầu việc lau dọn quanh bàn thờ cho gọn gàng, sạch bụi. Sau đó, dùng khăn sạch nhúng với nước để lau qua bài vị của các quan thần linh rồi đến bài vị của ông bà. Đặt toàn bộ bài vị ở nơi khô ráo.
  • Tiếp theo là công đoạn dọn lư hương. Dùng một thìa nhỏ để lấy toàn bộ tro cát bên trong ra ngoài rồi đem lư hương đi rửa và phơi khô. Sau khi xác định lư hương đã khô ráo, bạn hãy đem phần tro cát vừa rồi để lại vào bát lư hương như lúc đầu.
  • Cuối cùng, khi hoàn tất mọi việc lau chùi, bạn hãy sắp xếp lại các bài vị cho đúng vị trí như trước. Nhiều nơi còn có phong tục đốt tiền vàng để khai quan cho ngày năm mới.
Bạn cần phải lau dọn sạch sẽ trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Bạn cần phải lau dọn sạch sẽ trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Bước 2: Sắp xếp vị trí cho các vật phẩm trên bàn thờ

Các vật phẩm được sắp xếp trên bàn thờ tuân theo quy tắc sau:

  • Lư hương được đặt ở chính giữa để con cháu có thể dễ dàng thắp nhang thờ cúng. Bên cạnh lư hương chính, bạn sẽ cần đặt thêm hai bát hương để tạo thế tam tài. Trên bát hương nên có thêm cây trụ để đặt hương vòng tượng trưng cho những tinh tú trong vũ trụ.
  • Phía trước lư hương, bạn có thể sắp xếp mâm ngũ quả và những ly rượu nhỏ để bày bàn thờ ngày Tết sao cho ý nghĩa.
  • Kế đến là việc bày trí nến, đèn thờ. Các vật phẩm này được đặt tại hai phía trái phải nhằm biểu thị cho hình ảnh của mặt trời và mặt trăng.
  • Cuối cùng, để tổng thể trông hài hòa và đẹp mắt hơn thì cần trang trí bàn thờ ngày Tết với những bình hoa tươi. Vị trí có thể đặt kế bên đèn thờ.

Bước 3: Trang trí bàn thờ

Những lễ vật được trưng bày trên bàn thờ hầu hết đều có ý nghĩa và ẩn dụ riêng nên việc sắp xếp các vật phẩm này cũng cần sự chu đáo và tỉ mỉ. Bạn có thể cân nhắc kích thước của bàn thờ mà mua các vật phẩm tương ứng phù hợp.

Các lễ vật cúng thường được trưng bày trên bàn thờ gồm có bánh mứt, hoa quả, tiền vàng, trà hay rượu và nhiều những vật phẩm khác nữa. Do đó, bạn cần sắp xếp sao cho những lễ vật này trông gọn gàng và đẹp mắt, tránh tình trạng bày trí lộn xộn gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Xem thêm: Các lễ cúng ngày Tết quan trọng bạn cần ghi nhớ

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết theo văn hóa của từng vùng miền

Với mỗi vùng miền sẽ có những truyền thống và niềm tin khác nhau trong việc thờ phụng và bày bàn thờ ngày Tết ý nghĩa. Dưới đây, Bazanland sẽ thông tin đến bạn cách trang trí bàn thờ theo văn hóa của 3 miền Bắc, Trung, Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.

Bày bàn thờ ngày Tết theo kiểu miền Bắc

Hầu hết những người dân ở miền Bắc đều có quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc. Do đó, việc trang trí bàn thờ ngày Tết cũng cần đảm bảo yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Mâm cỗ phải được sắp xếp sao cho hài hòa và đồng nhất theo nguyên tắc 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa, 8 bát – 8 đĩa.

Mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc cũng phải có màu sắc tương ứng với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đặc biệt, chuối và bưởi là hai loại quả không thể thiếu. Còn những loại quả khác có thể thay thế tùy theo sở thích và mục đích của gia chủ.

bày bàn thờ ngày tết miền bắc
Bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc

Bày bàn thờ ngày Tết theo kiểu miền Trung

Bởi khí hậu và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà nơi đây không trồng được nhiều các loại cây ăn trái. Do đó, việc trang trí bàn thờ ngày Tết cũng đơn giản hơn.

Người dân quan niệm tấm lòng là trên hết, nhà có gì thì cúng nấy. Vậy nên, những lễ vật được dâng trên bàn thờ trong các ngày này thường tuân theo ý thích của gia chủ. Tuy vậy, họ vẫn ưa chuộng các loại trái cây có vị ngọt hơn là đắng để cầu chúc cho một năm mới an lành, hạnh phúc.

bàn thờ ngày tết miền trung
Bàn thờ ngày Tết của người miền Trung

Bày bàn thờ ngày Tết theo kiểu miền Nam

Miền Nam là vùng đất nổi tiếng với những con người chân chất, phóng khoáng. Do đó, việc bày bàn thờ ngày Tết ở miền nam cũng đơn giản hơn.

Ở đây, người dân thường hay truyền dạy cho con cháu về tục lệ bày trí mâm ngũ quả qua câu nói ngắn gọn: cầu, dừa, đủ, xài, sung. Nó tương ứng với các loại quả như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và cuối cùng là trái sung.

Mặt khác, trên bàn thờ ngày Tết miền nam còn có các lễ vật được dâng cũng như bánh tét, bánh chưng, các loại gỏi và những món ăn đặc trưng khác. Nhờ vậy mà trang thờ ngày Tết của người miền nam trông phong phú hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cách gói bánh tét ngày Tết đúng chuẩn người miền Nam

bàn thờ ngày tết miền nam
Bàn thờ ngày Tết của người miền Nam

Những điều cần lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Theo quan niệm của ông bà xưa, để năm mới của bạn diễn ra suôn sẻ và không gặp nhiều vận hạn, khi lau dọn sạch sẽ xong và bắt đầu trang trí bàn thờ ngày Tết, bạn cần lưu ý những việc làm sau:

  • Khi lau dọn bàn thờ tổ tiên, chủ gia đình phải là người thực hiện để tỏ lòng tôn kính.
  • Phải đặt lư hương về vị trí ban đầu, tránh xê dịch đi nơi khác sẽ thu hút vận rủi và những điều không may xảy đến.
  • Vì công dụng của lư hương là nơi để thắp nhang thờ phượng nên vật phẩm này phải có tính chịu nhiệt cao. Do đó, chất liệu làm nên bát hương phải bằng sứ hay đồng.
  • Khi bày bàn thờ ngày Tết, không nên để đối diện với cửa ra vào. Các loại hoa trưng trên bàn thờ nên là hoa tươi để trông trang trọng và đẹp hơn.
Bạn nên lưu ý kỹ một số điều kiêng kỵ khi bày bàn thờ ngày Tết
Bạn nên lưu ý kỹ một số điều kiêng kỵ khi bày bàn thờ ngày Tết

Qua bài viết trên, Bazanland đã hướng dẫn cho bạn cách trang trí bàn thờ ngày Tết sao cho ý nghĩa và trang trọng nhất. Hy vọng bạn sẽ có một mùa Tết thật yên vui và hạnh phúc bên gia đình.

Ngoài ra, bạn còn có thể sắm sửa những món quà tặng Tết đẹp và ý nghĩa để bày trên bàn thờ vào dịp năm mới. Hãy liên hệ ngay với Bazanland để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Tân Bình, TP. HCM
  • Điện thoại: (+84) 0938 887 171
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
  • Email: cs@sagomart.vn
  • Website: https://bazanland.com/