Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội quan trọng và nổi tiếng nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Vậy, Tết Nguyên Tiêu là gì? Thời gian diễn ra Tết Nguyên Tiêu là ngày nào? Hãy cùng Bazanland tìm hiểu thông tin liên quan đến lễ hội này trong bài viết sau nhé!

Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu rơi vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi là Tết Thương Nguyên hay ngày Rằm Tháng Giêng, tên tiếng Anh là Lantern Festival. Tương truyền đây là lễ hội có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Trong đó, nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm, gộp chung lại có nghĩa là mừng đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam còn có tên là Tết Thượng Nguyên, mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên tổ chức ngày rằm tháng bảy và Tết Hạ Nguyên tổ chức ngày rằm tháng mười.

Vậy, Tết Nguyên Tiêu 2025 diễn ra vào thời gian nào? Năm 2025, Tết Nguyên Tiêu sẽ rơi vào ngày 12/2 nhằm ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thương Nguyên, diễn ra vào rằm tháng Giêng, tức là 14 - 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thương Nguyên, diễn ra vào rằm tháng Giêng, tức là 14 – 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm

Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu

Để tìm hiểu về sự tích Tết Nguyên Tiêu, bạn có thể tra cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau xoay quanh vấn đề này. Nhưng sự tích được kể dưới đây được coi là phổ biến nhất và lưu truyền rộng rãi nhất trong dân gian.

Tương truyền ngày xưa Thiên Đế vô cùng yêu thích một đôi thiên nga trên trời. Nhưng không may trong một lần hạ giới dạo chơi, thiên nga đã bị thợ săn giết chết. Nghe thế, Thiên Đế rất tức giận cho rằng tất cả dân chúng phàm trần đều độc ác và muốn trừng phạt loài người.

Sự tích Tết Nguyên Tiêu đã có từ rất lâu đời
Sự tích Tết Nguyên Tiêu đã có từ rất lâu đời

Do vậy mà cứ đêm rằm tháng Giêng, thiên binh thiên tướng sẽ nhận lệnh phun lửa thiêu trụi hoa màu, đất đai canh tác của người dân. Các vị thần trên trời cảm thấy hành động này quá độc ác nên không đồng tình, lén xuống trần chỉ cho con người cách thoát nạn. Họ phải treo đèn lồng đỏ hoặc đốt pháo hoa để đánh lừa thiên binh là đã đốt nhà cửa, đất đai thì sẽ được bình an, vô sự.

Tết Nguyên Tiêu lan rộng ở nhiều quốc gia và được lưu truyền cho tới ngày nay. Nhưng khi đến Việt Nam đã được đổi mới, biến tấu phù hợp với văn hóa nước ta. Vậy nên việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động chơi Tết ở Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt so với Trung Quốc, nơi bắt nguồn Tết Nguyên Tiêu.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

“Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” chính là câu nói mà bất cứ Phật tử nào cũng đều từng nghe qua. Đối với họ, Tết Nguyên Tiêu rất quan trọng và có ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Vào ngày này, con cháu sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng thể hiện niềm thành kính, nhớ ơn đối với ông bà tổ tiên, người có công dưỡng dục sinh thành nên mỗi người chúng ta. Cũng vậy, lễ hội còn là nghi thức bày tỏ lòng thành dâng lên trời Phật cầu mong một năm an lành, hạnh phúc.

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với các Phật tử và mọi gia đình người Việt
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với các Phật tử và mọi gia đình người Việt

Ngoài ra, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu còn gắn liền với lịch sử, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cứ mỗi đêm Rằm tháng giêng vua thường cho mở tiệc chiêu đãi quần thần, quan khách khắp nơi về tụ hội. Những vị Trạng Nguyên trổ tài ngâm thơ, thưởng thức vẻ đẹp của đất trời như một hình thức thư giãn nghệ thuật tinh túy.

Mâm cỗ ngày Tết Nguyên Tiêu của mỗi gia đình sẽ khác nhau tùy theo văn hóa, quan niệm, tình hình tài chính của họ. Nhưng hầu hết đều có mục đích thể hiện lòng thành kính với chư Phật và tổ tiên của mình.

Các phong tục trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Vì cũng sử dụng bộ lịch Âm mà Tết Nguyên Tiêu được tổ chức tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có phong tục đón Tết Nguyên Tiêu khác nhau.

Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu thường tổ chức vào đêm ngày rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm nhiều người đến chùa làm lễ cúng sao giải hạn và cầu mong nhiều điều tốt lành đến trong năm mới. Một số nơi ở Việt Nam có cộng đồng người Hoa sinh sống thì nghi thức thường đặc sắc hơn, họ có những hoạt động riêng dành cho dịp Tết này.

Ở thành phố Hồ Chí Minh điển hình nhất vẫn là quận 5, khu vực đông người Hoa cư trú nhất. Những người dân ở đây sẽ tổ chức nhiều lễ hội vui nhộn, đặc sắc tại Hội quán người Hoa và gia đình của mình. Cụ thể bao gồm các nghi thức, biểu diễn ca kịch truyền thống, múa lân, vẽ thư pháp, giao lưu âm nhạc dân tộc,…

Ngày lễ Tết Nguyên Tiêu diễn ra tại quận 5, TP. HCM
Ngày lễ Tết Nguyên Tiêu diễn ra tại quận 5, TP. HCM

Ở Trung Quốc

Trung Hoa được coi là cái nôi của Tết Nguyên Tiêu, ngày lễ này cũng được biết với cái tên là Tết Thượng Nguyên hay Tết Trạng Nguyên. Cứ mỗi năm vào ngày Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc, người dân sẽ cúng bái thần linh cầu ban phước lành và thưởng thức bánh trôi như biểu tượng cầu chúc mọi sự quanh năm diễn ra trôi chảy, hanh thông.

Song song với đó cũng có các hoạt động vui nhộn khác được tổ chức nhằm tạo không khí hứng khởi cho ngày Tết. Bao gồm sáng tác ngâm thơ, lễ hội thả đèn, ghi ước nguyện, đoán hình trên lồng đèn,…

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu

Mâm cỗ cúng là vật phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Tiêu để dâng lên Thần Phật, tổ tiên như một nghi thức bày tỏ tấm lòng thành kính. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà bạn có thể chuẩn bị món ăn trên mâm nhiều hay ít. Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ chia làm hai loại là mâm cỗ cúng chay và mâm cỗ cúng mặn.

Mâm cúng chay

Bởi vì thần linh thường lấy đạo Từ bi làm căn nguyên, không giết hại động vật để có thức ăn. Do vậy mà bạn hãy chuẩn bị một mâm cúng chay làm lễ vật dâng lên các Ngài cho thích hợp nhé!

Nguyên liệu gồm có:

  • Bánh trôi
  • Trái cây các loại
  • Món ăn làm từ đậu phụ
  • Chè
  • Xôi
  • Canh nấu không dùng gia vị
  • Các món chay thanh đạm

Xem thêm: Mâm cơm ngày Tết đủ đầy hương vị của 3 miền đất nước

Mâm cúng mặn

Có thể dâng lên ông bà tổ tiên nhằm thể hiện sự kính nhớ và biết ơn đối với họ. Qua đó cũng cầu mong cho gia đình thuận hòa, êm ấm.

Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu có thể là mâm chay hoặc âm mặn tùy vào mỗi gia đình
Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu có thể là mâm chay hoặc âm mặn tùy vào mỗi gia đình

Nguyên liệu gồm có:

  • 1 bát canh măng
  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 địa rau xào thập cẩm
  • 1 đĩa nem
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 bát chè trôi nước
  • 1 đĩa hoa quả
  • Trầu cau, rượu, nến, đèn, vàng mã,…

Từ những thông tin mà Bazanland đã cung cấp cho bạn liên quan đến Tết Nguyên Tiêu, hy vọng bạn đã biết được ý nghĩa, sự tích và các phong tục diễn ra trong ngày Tết này. Đừng quên liên hệ ngay với Bazanland nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các ngày lễ hội trong năm cũng như tìm hiểu những phần quà ý nghĩa biếu người thân, bạn bè nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
  • Hotline: 093 888 71 71
  • Email: cs@sagomart.vn
  • Website: https://bazanland.com/