Tết cổ truyền hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao năm cũ sang năm mới cũng là dịp mọi người trong gia đình sum họp quây quần bên nhau sau một năm. Tuy nhiên không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia Châu Á cũng đón Tết Nguyên Đán. Để biết chi tiết hơn, hãy cùng Bazanland điểm qua những nước đón Tết giống Việt Nam dưới bài viết này nhé!
Trung Quốc
Trung Quốc cũng là một trong những nước đón Tết giống Việt Nam. Người dân ở đây cũng rất chú trọng và xem đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Những ngày này, mọi người dành thời gian về thăm gia đình và quây quần bên nhau nấu những món ăn ngon, truyền thống để thờ cúng tổ tiên và trao cho nhau những món quà tặng Tết. Món ăn truyền thống ở đây không thể không nhắc đến đó là bánh tổ, sủi cảo, bánh bao,.. Những món ăn này biểu trưng cho sự thành công và may mắn trong năm mới.
Tương tự như Việt Nam, người dân Trung Quốc vào những ngày trước Tết, họ cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để xua đi những điềm xui xẻo của năm cũ. Không những vậy, phong tục của Trung Hoa cũng có rất nhiều nét giống với Việt Nam chẳng hạn như trang trí hoa đào, hoa mai, chúc Tết người thân, lì xì,.. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác biệt chẳng hạn như các gia đình ở Trung Hoa họ thường treo lồng đèn đỏ trước hiên hoặc trong nhà để đem lại sự may mắn cho năm mới hoặc trang trí những câu đối Tết treo trong nhà.
Ngoài ra, người dân Trung Hoa còn kiêng quét nhà, cắt tóc, tắm và vứt rác đến hết ngày mùng 5 Tết. Đặc biệt, trong những ngày Tết ở Trung Quốc không được sử dụng những vật sắc nhọn, tranh cãi và nói những lời không hay để tránh xui xẻo cả năm.
Xem thêm: Top 10 những điều kiêng kỵ ngày Tết cho cả năm may mắn
Hàn Quốc
Cùng nằm trong lãnh thổ của Châu Á, Hàn Quốc cũng là nước đón tết giống Việt Nam, tuy nhiên nó chỉ kéo dài 3 ngày, kỉ niệm ngày đầu tiên của lịch Hàn Quốc. Phong tục tập quán ở đây cũng có những nét độc đáo riêng, ngày Tết mọi người trong gia đình sum họp, hỏi thăm nhau, mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của người Hàn Quốc và ăn những món ăn truyền thống.
Đặc biệt, một trong những hoạt động khá phổ biến ở Hàn Quốc không thể thiếu đó chính là chơi các trò chơi dân gian để chào đón năm mới.Tương tự như Trung Quốc và Việt Nam, trẻ em cũng được người lớn lì xì sau khi thực hiện động tác cúi chào.
Malaysia
Bởi vì người Hoa chiếm phần dân số khá lớn ở Malaysia, chính vì thế Tết Nguyên Đán cũng là một ngày lễ lớn ở đây. Tết cổ truyền ở đất nước này kéo dài trong 15 ngày trong đó ngày chính vẫn là 3 ngày đầu tiên. Cũng là một trong những nước đón tết giống Việt Nam nên các gia đình ở đây cũng dọn dẹp, trang trí nhà cửa và mua sắm những vật dụng mới.
Vào những ngày Tết, đất nước Malaysia tổ chức rất nhiều hoạt động như múa sư tử, múa lân,… Hoành tráng và đặc biệt nhất đó chính là màn bắn pháo hoa ở tháp đôi Petronas.
Indonesia
Tết ở Indonesia không phải là một lễ hội tôn giáo tuy nhiên người dân gốc Hoa ở đây vẫn có các hoạt động chào mừng năm mới tại đền, chùa, và nhà thờ vào dịp Tết âm lịch. Mọi người thường chúc nhau “Selamat Hari Raya”, tức là “chúc cho một lễ hội vui vẻ” và câu nói này cũng được dùng thường xuyên trong các lễ hội lớn.
Người dân Indonesia cũng có rất nhiều phong tục giống với những nước đón Tết giống Việt Nam khác như như múa, nhảy, hát… Đặc biệt là truyền thống đưa kiệu đi xung quanh thị trấn đến khi cuối Tết họ kéo ra sông sau đó dìm kiệu xuống nước xem như cầu xin Thần nước phù hộ cho một năm mưa thuận gió hoà.
Singapore
Đón Tết cổ truyền ở Singapore cũng có khá nhiều nét giống Việt Nam đặc biệt là việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Vào những ngày cuối năm, các gia đình đều tất bật cùng nhau dọn dẹp, giặt giũ và sắp xếp quần áo ngăn nắp. Ngoài ra họ cũng sắm sửa thêm quần áo mới để đón Tết. Tết âm lịch ở đây cũng diễn ra cùng ngày với Tết âm lịch Việt Nam (ngày 1 tháng 01 âm lịch).
Cũng giống như Việt Nam, Singapore cũng có phong tục cả gia đình quây quần bên nhau ăn uống, chúc Tết nhau và lì xì đầu năm. Đặc biệt, Tết âm lịch ở đây có rất nhiều hoạt động diễn ra trong suốt tháng 1, nổi bật nhất đó chính là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội đường phố Chingay và Lễ hội Singapore River Hongbao.
Philippines
Một trong những nước đón Tết giống Việt Nam muộn nhất có thể được xem là Philippines bởi vì chính phủ nước này mới chính thức công nhận Tết âm lịch là ngày lễ lớn trong năm. Vào những ngày Tết, người dân Philippines thường đi chùa, nhà thờ để cầu cho một năm an khang, thịnh vượng và may mắn. Các màn múa rồng, múa lân là những hoạt động chào mừng năm mới không thể thiếu của người dân Philippines. Ngoài ra, ẩm thực phổ biến trong những ngày Tết của người Philippines đó chính là bánh gạo ngọt.
Bhutan
Tết âm lịch ở Bhutan được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, lịch nghỉ Tết ở đây rất giống Việt Nam diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên là ngày chính.
Ở đây cũng diễn ra phong tục dọn dẹp nhà cửa để xua đuổi đi những xui xẻo trong năm cũ và nấu những mâm cơm, chuẩn bị trái cây để thờ cúng ông bà tổ tiên. Người dân Bhutan thường chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn và nhiều hoa quả để tạ ơn tổ tiên và thần linh đã ban tặng cho họ một cuộc sống đủ đầy ở năm cũ.
Mông Cổ
Ngày Tết âm lịch của Mông Cổ khá độc đáo với các tên gọi như Tết Tháng Trắng hoặc Ngày Tsagaan Sar. Theo người Mông Cổ, Ngày Tsagaan Sar đánh dấu sự kết thúc của mùa đông lạnh lẽo và chào mừng mùa xuân sắp đến – thời điểm ấm áp cho việc chuẩn bị một mùa vụ mới.
Một hoạt động cũng tương tự như những nước đón Tết giống Việt Nam đó chính là mọi người cùng nhau sum họp, ăn bữa cơm gia đình ấm cúng và người già sẽ lì xì cho trẻ em những phong bao lì xì. Trong mâm cơm ngày Tết của người Mông Cổ có các món rất đặc biệt như cơm với nho khô, cơm với thịt cừu, sữa đông,… những món ăn mang đậm hương vị biên cương của Mông Cổ.
Ấn Độ
Lễ hội Holi được xem là ngày Tết âm lịch lớn nhất năm của Ấn Độ. Đồng thời, đây cũng là lễ hội mùa xuân nổi tiếng và là lễ hội quan trọng nhất của người Ấn. Lễ hội này đánh dấu thời điểm kết thúc mùa đông lạnh lẽo và chào đón mùa xuân ấm áp, điều này tượng trưng cho việc cái thiện đẩy lùi cái ác.
Giống như lễ hội té nước ở Thái Lan, ở Ấn Độ diễn ra sự kiện pha bột màu cùng với nước để thoa lên quần áo, mặt,… dù cho những người xung quanh quen hay lạ. Khách du lịch mỗi khi có dịp đến đây đều ấn tượng với sự kiện này và rất thích thú khi tham gia.
Như vậy, chúng ta đã cùng điểm qua những nước đón Tết giống Việt Nam thông qua bài viết trên. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu thêm phần nào về phong tục tập quán của các nước diễn ra Tết Âm Lịch giống Việt Nam. Nếu bạn muốn mua những món quà Tết cao cấp để tặng cho khách hàng, đối tác hay bạn bè của từng nước, hãy liên hệ với Bazanland ngay để được tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: 093 888 71 71
- Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00
- Email: cs@sagomart.vn
- Website: https://bazanland.com/