Lễ hội mùa xuân là một trong những hoạt động quen thuộc của người dân Việt Nam nhằm tạo ra khoảnh khắc vui chơi thoải mái trong dịp Tết. Thời gian diễn ra lễ hội thường là sau Tết Nguyên Đán. Dưới đây là một trong những lễ hội ngày Tết diễn ra trên khắp mọi miền đất nước mà Bazanland đã tổng hợp và gửi đến bạn.
Lễ hội Lồng tồng
Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Người Tày thường diễn ra vào mùng 5 hoặc mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội này được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ được cử hành bởi người cao niên, có thể là người đứng đầu, trưởng làng ở nơi đó. Họ chuẩn bị mâm cúng chu đáo đặt trên bàn ở khu đất trống trên bờ ruộng. Sau đó, người chủ trì sẽ thực hiện nghi thức cúng thần linh nhằm cầu chúc mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trước khi bước vào phần hội, chủ lễ phải xin phép Thành hoàng bằng việc dâng lễ tại chân cột còn và tung quả còn ba lần. Phần hội tiếp diễn với nghi thức đi cày và cấy mạ đầu tiên trong năm mới.
Xem thêm: 19 phong tục ngày Tết cổ truyền gìn giữ bản sắc dân tộc Việt
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội mùa xuân Gầu Tào là một trong những hoạt động ngày Tết nổi tiếng của người Mông. Thời gian bắt đầu lễ hội là ngày mùng 1 Tết và kéo dài tới ngày 15 tháng Giêng. Hoạt động này sẽ diễn ra liên tục 9 ngày nếu được tổ chức 3 năm 1 lần, ngược lại sẽ là 3 ngày/1 năm.
Gầu Tào sẽ có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được thực hiện bằng việc chuẩn bị trước một cây nêu có dán giấy màu đỏ hoặc vàng trên thân, ngọn cây có treo hình nhân.
Mâm cúng được bày ra và người chủ trì lễ hội sẽ thực hiện nghi thức cúng nhằm cảm tạ thần linh về một năm đã qua được bình an. Kế đến là phần hội với những trò chơi dân gian sôi động, náo nhiệt như đánh sảng, đánh cù, đua ngựa, múa khèn, chọi gà, thi hát,… khiến cho không khí ngày Tết càng thêm vui vẻ, gắn kết tình cảm giữa mọi người trong bản làng.
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội ngày Tết thu hút được đông đảo người dân Việt Nam tham gia, nhất là đối với những tín đồ Phật tử. Thời gian diễn ra lễ hội thường bắt đầu vào mùng 6 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
Phần lễ thực hiện với nghi thức cúng thần linh. Hai vị tăng ni mặc áo cà sẽ sẽ chạy đàn, đồng thời làm động tác múa đẹp mắt rồi mới dân đồ cúng lễ lên bàn thờ.
Sau khi làm xong tất cả, mọi người sẽ hòa mình vào không khí sôi động bằng các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí gọi là phần hội. Cụ thể là đua thuyền, hát chèo, hát văn, leo núi,…
Lễ hội Gò Đống Đa
Lễ hội Gò Đống Đa là một trong các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam được diễn ra vào mùng 5 Tết âm lịch tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội này là nhằm tưởng nhớ vua Quang Trung, người đã có công đối với đất nước.
Phần lễ được tiến hành gồm 3 phần. Đầu tiên chính là nghi thức rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân với đoàn rồng lửa đi sau. Tiếp đến chính là lễ dâng hương và đọc diễn văn ca ngợi công lao hiển hách của vua. Cuối cùng là lễ cầu siêu.
Phần hội mở đầu bằng hồi trống rền vang trong không khí reo hò cổ vũ của người dân với màn tái diễn quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung. Các trò chơi dân gian, màn đấu võ, kéo co, chọi gà,… càng khiến cho lễ hội mùa xuân này trở nên sôi động.
Xem thêm: Các lễ cúng quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán
Lễ hội khai ấn đền Trần
Khai ấn đền Trần là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng tại Thành phố Nam Định, diễn ra vào giữa đêm 14 và kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng. Cũng như các dịp lễ hội khác, khai ấn đền Trần cũng được chia thành hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ được thực hiện với nghi thức dâng cúng vật phẩm. 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa tiến vào trong đền dâng cúng trước bàn thờ của 14 vị vua nhằm tái hiện lại nghi thức tế lễ của triều đình phong kiến xưa.
Phần hội với các trò chơi dân gian quen thuộc mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam như múa rồng, múa sư tử, chơi đu, ca hát, nhảy múa, đấu vật, chọi gà,… khiến cho không khí ngày Tết thêm sôi động và ý nghĩa hơn.
Lễ hội Đền Vua Mai
Một trong những lễ hội ngày Tết mở đầu năm mới ở tỉnh Nghệ An chính là lễ hội Đền Vua Mai được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Bởi các hoạt động thú vị, sôi nổi diễn ra trong lễ hội mà nó dần nổi tiếng với bạn bè thế giới, thu hút được lượng lớn khách du lịch.
Phần đầu sẽ là các nghi thức dâng lễ mang đậm bản sắc vùng miền như lễ rước nước, khai quang, yết cáo, lễ tạ,… Tiếp đến là các hoạt động vui chơi được người dân tổ chức, cụ thể như kéo co, đấu vật, chọi gà,…
Lễ hội xuân núi Bà Đen
Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, tức bắt đầu vào ngày 4 và kéo dài đến ngày 16 thì mới kết thúc. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh với nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa.
Người dân đến tham gia lễ hội phần lớn sẽ thực hiện nghi thức cúng bái, cầu chúc cho năm mới bình an, may mắn. Ngoài ra, những hoạt động thú vị, nhộn nhịp cũng được tổ chức tại đây khiến cho ngày Tết càng thêm vui vẻ, sôi động.
Lễ hội Tống ôn – tống gió
Tống ôn – Tống gió là một trong những lễ hội mùa xuân được tổ chức với mục đích xua đuổi ma quỷ, sự xui xẻo đến trong năm mới. Do vậy mà nghi lễ này được rất nhiều địa phương tổ chức. Tùy theo mỗi tỉnh thành mà thời gian diễn ra nghi lễ cũng khác nhau.
Dân làng chuẩn bị một con thuyền với đầy đủ vật phẩm cúng bái, sau đó đặt nó ngay giữa sân thờ tự. Đến giờ làm lễ, người chủ trì thắp nhang khấn vái, rước kiệu thuyền qua khắp các con phố lớn nhỏ để lấy lễ vật của người dân. Xong xuôi tất thảy, họ sẽ hạ thủy con thuyền nhằm cầu chúc cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Từ những thông tin mà Bazanland đã cung cấp cho bạn trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về các lễ hội mùa xuân mang đậm nét văn hóa của đất nước ta.
Ngoài ra, trong không khí háo hức đón chào dịp Tết Quý Mão sắp tới, nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn bộ quà Tết gì ý nghĩa dành tặng ông bà, cha mẹ thì hãy liên hệ ngay với Bazanland để được hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
- Hotline: 093 888 71 71
- Email: cs@sagomart.vn
- Website: https://bazanland.com/