Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam. Vào những ngày này, người Việt thường sẽ đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau nấu bánh chưng, trang trí nhà cửa để đón Tết. Hãy cùng tìm hiểu các phong tục ngày Tết Việt Nam qua bài viết sau.

19 phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt

Các phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt đã có từ thời xa xưa. Những phong tục này ẩn chứa thông điệp tốt lành cũng như giá trị văn hóa của dân tộc ta.

Cũng chính vì vậy mà đến tận bây giờ người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp này. Hãy cùng tìm hiểu về 10 phong tục trong mùa Tết cổ truyền nhé.

1. Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa ngày Tết là phong tục không thể thiếu vào những ngày cuối năm. Người xưa tin rằng, việc dọn dẹp sẽ giúp cho bạn “quét đi” những điềm xấu, vận xui trong nhà để chào chón những điều may mắn trong năm mới.

Đồng thời, thông qua việc cả nhà cùng lau dọn ngôi nhà của mình, tình cảm gia đình cũng sẽ trở nên gắn kết hơn. Một ngôi nhà sạch sẽ, êm ấm sẽ giúp cho mọi người có một mùa Tết thật yên vui.

phong tục ngày tết dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa giúp xua đuổi vận xui để chào đón vận may vào nhà

2. Trang trí nhà cửa

Trang trí nhà ngày Tết sao cho đẹp mắt sẽ khiến không khí trong nhà thêm phần náo nhiệt hơn. Ngôi nhà sạch sẽ, rực rỡ sắc đỏ, vàng cũng sẽ gây ấn tượng tốt với những người khách đến thăm nhà.

Việc sắm sửa đồ trang trí Tết phải được tiến hành từ sớm. Bởi nếu bạn đi mua các mặt hàng trang trí cận Tết thì thường giá cả sẽ tăng cao và những sản phẩm “hot” cũng dễ hết hàng sớm. Hãy điểm xuyến cho căn phòng khách, phong ngủ cũng như phòng bếp của bạn bằng đồ trang trí thật đẹp mắt nhé.

Điểm xuyến cho ngôi nhà thêm sinh động bằng đồ trang trí Tết
Điểm xuyến cho ngôi nhà thêm sinh động bằng đồ trang trí Tết

3. Gói bánh chưng, bánh tét

Không khí Tết ngày càng đến gần khiến ai ai cũng nao nức. Từ ngày thơ bé, hình ảnh cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét đã trở thành ký ức đẹp đẽ trong lòng người Việt.

Mùi nếp thơm lừng hòa quyện với hương thơm tự nhiên của lá dong. Lớp nhân đậu xanh bùi bùi bao lấy miếng thịt mỡ béo ngậy. Tất cả những điều này kết hợp cùng nhau để tạo nên món bánh chưng, bánh tét cổ truyền ngon miệng và đẹp mắt.

phong tục gói bánh chưng ngày tết
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết đã có từ lâu đời

Ở khu vực miền Bắc, truyền thống gói bánh chưng ngày Tết mang ý nghĩa rất đặc biệt. Trong khi đối với người miền Nam thì gói bánh tét ngày Tết chính là phong tục tạo nên linh hồn của ngày đầu xuân.

Hai loại bánh này luôn là món ăn “quốc hồn. quốc túy” của dân tộc ta. Chính vì những ý nghĩa này mà phong tục gói bánh chưng, bánh tét vẫn luôn được gìn giữ đến ngày hôm nay.

Xem thêm: Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết đối với người Việt Nam

4. Cúng đưa ông Táo về trời

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo cho Ngọc hoàng tình hình của các gia đình hạ giới trong năm vừa qua. Thông thường, các gia đình sẽ dọn dẹp bếp núc, mua quần áo, tiền vàng và chuẩn bị một mâm cúng chay hoặc mặn để tiễn đưa ông Táo về trời.

Tùy theo phong tục một số nơi, người dân còn mua cá chép để phóng sinh. Tại một số tỉnh miền Bắc thì người dân thường bắt đầu cúng ông Công, ông Táo từ ngày 17 cho đến ngày 23 tháng Chạp.

Xem thêm: Các lễ cúng quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán

phong tục ngày tết cúng ông táo
Mâm cúng tiễn ông Táo về trời

5. Bày mâm ngũ quả

Trên bàn thờ ông bà, tổ tiên của mọi gia đình luôn có một mâm ngũ quả đủ đầy. Tùy theo phong tục ngày Tết của từng vùng miền mà người ta sẽ bày biện những loại trái cây khác nhau.

Mâm ngũ quả thường bao gồm 5 loại trái cây tượng trưng cho các yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Phong tục cúng mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính của con người đối với trời đất, lòng biết ơn đối với tổ tiên và lời cầu chúc cho một năm mới tràn ngập những điều may mắn.

Phong tục bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả tượng trưng cho những điều may mắn và phước lành trong năm mới sắp đến

6. Cúng giao thừa

Vào thời khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ, người Việt sẽ cúng giao thừa để xua đuổi vận xui và cầu chúc cho một năm mới thuận buồm xuôi gió. Mỗi nơi sẽ có phong tục tập quán ngày Tết khác nhau. Cúng giao thừa có thể thực hiện ở ngoài trời hoặc trong nhà, cúng chay hoặc cúng mặn đều được.

cúng giao thùa - phong tục ngày Tết
Cúng giao thừa là phong tục ngày Tết không thể thiếu vào thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ

7. Xông đất

Xông đất là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Người xông đất chính là người đầu tiên sẽ bước vào nhà bạn tính từ lúc giao thừa.

Theo quan niệm của người xưa, người bước vào nhà đầu tiên sẽ là người mang đến điềm may hoặc điềm xui cho bạn. Nhiều gia đình thường sẽ nhờ người quen, họ hàng hợp tuổi để xông đất nhằm cầu mong những điều may mắn sẽ tới trong năm mới.

xông đất là phong tục truyền thống của người Việt vào ngày đầu tiên của năm
xông đất là phong tục truyền thống của người Việt vào ngày đầu tiên của năm

8. Lì xì, mừng tuổi

Phong tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam mà vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Vào dịp Tết, người lớn tuổi sẽ lì xì cho trẻ con với lời chúc mau ăn, chóng lớn và luôn ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ.

Còn con cháu sẽ mừng tuổi ông bà và cha mẹ, hy vọng mọi người sẽ luôn khỏe mạnh và sống vui vẻ với gia đình. Ngoài ra, những phong bao lì xì màu đỏ thắm còn được xem là điềm may, giúp xua đuổi ma quỷ.

phong tục tập quán ngày Tết - lì xì
Lì xì, mừng tuổi là một cách thức để gửi trao những lời cầu chúc may mắn đến người nhận

9. Đi lễ chùa

Đi lễ chùa là phong tục ngày Tết mang ý nghĩa tâm linh của người Việt. Việc đi chùa vào đầu năm không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đến đức Phật, mà còn để cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới.

Người thì cầu bình an, người thì cầu tài lộc, còn người thì cầu tình duyên. Thông thường, người Việt sẽ xuất hành đi chùa ngay sau khi cúng giao thừa xong hoặc trong ngày mùng 1.

đi lễ chùa là một trong các phong tục ngày tết phổ biến
Người Việt thường đi lễ chùa vào ngày Tết để cầu cho một năm mới bình an và hạnh phúc

10. Hái lộc đầu năm

Phong tục hái lộc đầu năm là hành động hái một cành lộc non khi đi lễ đền chùa hay nhà thờ. Người Việt tin rằng, cành chồi tượng trưng cho sức sống mãnh liệt này sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm tới.

hái lộc đầu năm - phong tục ngày tết
Hái lộc đầu năm là một trong các phong tục phổ biến của người Việt

11. Tảo mộ tổ tiên

Tảo mộ là cách để người dân thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà của mình. Mọi người sẽ đến nơi chôn cất và dọn dẹp lại phần mộ gia tiên. Đồng thời, con cháu cũng sẽ cúng mời ông bà về cùng đón Tết với gia đình.

Lễ vật để tảo mộ khá đơn giản, bao gồm trà, rượu, nhang đèn, vàng mã, trái cây… Quan trọng nhất là cả gia đình cùng sum họp và tâm sự với người đã khuất về những chuyện đã xảy ra trong năm vừa qua.

Tảo mộ tổ tiên là phong tục ngày Tết thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, gia tiên
Tảo mộ tổ tiên là phong tục ngày Tết thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, gia tiên

12. Chưng hoa Tết

Hoa và cây cảnh là những thứ không thể thiếu trong phong tục ngày Tết của người Việt. Những loài hoa khoe sắc không chỉ tô điểm thêm cho ngôi nhà thêm đẹp, mà còn mang lại may mắn và phúc khí cho gia đình.

Vào dịp Tết, những con đường bán đầy hoa Tết vô cùng náo nhiệt, người người nhà nhà đều lựa cho mình một châu hoa nhỏ để chưng bàn thờ hoặc phòng khách. Một số loại hoa chưng Tết ý nghĩa là hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa lan, nụ tầm xuân…

Để biến tấu cho những loài hoa thêm đẹp mắt, nhiều gia đình còn có truyền thống cắm hoa ngày Tết. Những loại hoa được phối nhau, cắm trong bình đựng sang trọng giúp nâng tầm không gian ngôi nhà và cho thấy gia chủ là người có tính thẩm mỹ cao.

Chưng hoa và cây cảnh ngày Tết giúp cho ngôi nhà có thêm sắc xuân
Chưng hoa và cây cảnh ngày Tết giúp cho ngôi nhà có thêm sắc xuân

13. Chúc Tết

Trong dịp Tết cổ truyền, khi gặp bất cứ ai thì mọi người cũng sẽ trao cho nhau câu chúc Tết tốt đẹp và ý nghĩa. Không chỉ người trong gia đình mới chúc Tết nhau, mà còn cấp dưới chúc cấp trên, đồng nghiệp chúc đồng nghiệp, học sinh chúc Tết giáo viên… Những câu chúc Tết hay sẽ khiến cho mối thân tình trở nên thắm thiết hơn, đồng thời có một năm mới thật hân hoan và hạnh phúc.

Mọi người thường có phong tục trao nhau những lời chúc ý nghĩa trong dịp Tết
Mọi người thường có phong tục trao nhau những lời chúc ý nghĩa trong dịp Tết

14. Xin chữ thầy đồ

Từ thời xa xưa, người Việt Nam vốn đã luôn coi trọng chữ viết. Những người biết chữ, được đi học, đỗ Tú tài rất được mọi người tôn kính. Cũng từ đó mà bắt đầu có phong tục xin chữ thầy đồ vào ngày Tết. Người ta tin rằng, những nét chữ thư pháp nắn nót, bay bổng này sẽ đem lại điềm lành cho người xin chữ.

Thông thường, mọi người sẽ đến để những câu đối Tết hợp tuổi, chữ mang ngụ ý may mắn hoặc mong ước của mình để treo trong nhà. Một số chữ được xin nhiều là Phúc, Lộc, Thọ, An khang thịnh vượng, Vạn sự như ý…

Xem thêm:

Phong tục xin chữ thầy đồ vào ngày Tết bắt nguồn từ lòng kính trọng đến những vị Tú tài của người xưa
Phong tục xin chữ thầy đồ vào ngày Tết bắt nguồn từ lòng kính trọng đến những người biết chữ của người xưa

15. Tặng quà Tết

Phong tục tặng quà Tết của người Việt đã có từ rất lâu về trước. Mọi người sẽ trao nhau những món quà thay cho lời chúc tốt lành đầu năm.

Các món quà khác nhau cũng sẽ mang ý nghĩa khác biệt. Hộp quà đông trùng hạ thảo hay hộp quà hạt dinh dưỡng tượng trưng cho lời chúc sức khỏe dồi dào. Còn những vật phẩm như tượng phong thủy, tranh mạ vàng sẽ mang đến tài lộc, sự thịnh vượng cho người nhận.

Xem thêm: Ý nghĩa phong tục tặng quà Tết của người Việt bao đời nay

tặng quà Tết là phong tục ngày Tết vô cùng ý nghĩa
Tặng quà Tết là phong tục ngày Tết vô cùng ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam

16. Dựng cây nêu

Cây nêu ngày Tết mang trọng mình giá trị tâm linh vô cùng quý giá đối với người Việt. Đó không chỉ là tục lệ nhằm xua đuổi ma quỷ, cây nêu còn tượng trưng cho những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Khi mà thói quen chơi hoa của người Việt còn chưa phổ biến, thời điểm dựng cây nêu còn được xem là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đã đến, một mùa xuân tràn ngập hân hoan đang đến gần.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã có từ rất lâu đời
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết đã có từ rất lâu đời

17. Thờ cúng ông bà

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được thể hiện rõ qua phong tục thờ cúng ông bà trong những ngày Tết. Vào thời điểm này, các gia đình đều sẽ dọn dẹp và trang trí bàn thờ cho thật trang nghiêm để mời gia tiên về cùng đón Tết với mình. Con cháu sẽ cùng quay quần bên bữa cơm gia đình và “báo cáo” với ông bà, tổ tiên về những việc đã xảy ra trong năm vừa qua.

Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, hợp phong thủy

Phong 5tuc5 thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết cho thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta
Phong 5tuc5 thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết cho thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta

18. Nấu mâm cơm đoàn viên

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa với người Việt đến như vầy vì đây còn được xem là mùa đoàn viên, sum họp của nhiều gia đình. Những người con xa xứ học hành, làm ăn đều sẽ cố gắng quay về sum vầy với người thân của mình vào dịp này.

Mâm cơm ngày Tết cũng từ đó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một mâm cỗ đa dạng, đầy đủ các món ăn tượng trưng cho hình ảnh gia đình đoàn viên, sung túc và hạnh phúc. Ngoài ra, khung cảnh mọi người cùng quây quần nấu cơm, dọn dẹp và dùng bữa cùng nhau cũng trở thành những ký ức ấm áp nhất trong lòng mỗi người.

Mâm cơm đoàn viên tượng trưng cho lời chúc gia đình một năm hòa thuận, ấm no, sung túc
Mâm cơm đoàn viên tượng trưng cho lời chúc gia đình một năm hòa thuận, ấm no, sung túc

19. Tổ chức lễ hội vui chơi

Trong không khí vui tươi của những ngày xuân ấm áp, các lễ hội vui chơi cũng diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Đây là dịp để mọi người cùng nhau vui đùa, giải trí sau một năm làm việc vất vả. Đồng thời Tết cũng là thời điểm thích hợp để tổ chức những chuyến đi tham quan, chiêm bái các lễ hội trên khắp đất nước, cùng người dân khắp nơi tham gia vào không khí trẩy hội đầu xuân.

Xem thêm: Top 8 lễ hội mùa xuân đón Tết đặc sắc nhất ở Việt Nam

Những lễ hội ngày Tết đặc sắc và nhộn nhịp được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước
Những lễ hội ngày Tết đặc sắc và nhộn nhịp được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước

Những điều kiêng kỵ trong phong tục ngày Tết

Bên cạnh các nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền được giữ gìn và lưu truyền qua suốt bao nhiêu năm, thì có những điều kiêng kỵ mọi người cũng nên tránh thực hiện vào dịp Tết. Người xưa tin rằng, khi bạn cố ý hay vô tình làm những hành động này thì đều có thể mang lại điều xui rủi trong năm mới. Hãy cùng Bazanland tìm hiểu thêm nhé.

Không quét nhà vào mùng 1 Tết

Chắc hẳn ai cũng đã từng được căn dặn là không được quét nhà đầu năm. Điều này bởi vì người ta tin rằng, nếu bạn quét nhà vào ngày mùng 1 Tết đồng nghĩa với việc bạn đang quét hết những may mắn, tài lộc ra khỏi nhà.

Đồng thởi, bạn cũng không nên đem rác đi đổ vào ngày này. Nếu có quét dọn nhà cửa thì hãy gom rác lại một góc và dọn dẹp vào hôm sau.

Không mặc đồ đen, đồ trắng thuần

Theo quan điểm của nhiều người thì nên kiêng kỵ mặc trang phục màu trắng và màu đen vào dịp Tết. Màu đen được cho rằng sẽ đem lại điềm xui rủi đến với bản thân. Trong khi đó thì màu trắng là màu của sự tang thương nên cũng không được mọi người ưa chuộng.

Chính vì vậy, bạn nên tránh mặc đồ màu đen, màu trắng thuần trong những ngày Tết. Điều này không chỉ khiến bạn gặp vận xui mà còn làm cho người trong gia đình, người bạn đến thăm nhà cảm thấy không vui.

Không nên mặc đồ thuần đen hoặc trắng vào ngày Tết
Không nên mặc đồ thuần đen hoặc trắng vào ngày Tết

Không cho lửa vào ngày Tết

Lửa được xem như biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc và may mắn. Vì thế, bạn không nên xin lửa hoặc cho lửa người khác trong ngày Tết Nguyên Đán. Nếu bạn cho lửa đầu năm thì cũng sẽ cho đi vượng khí của mình, khiến cho cả năm gặp xui xẻo, tiền tài không giữ được.

Không tranh cãi với người khác

Gia đình, người thân nên tránh những việc tranh cãi với nhau khi bước sang năm mới. việc cãi vã, quát mắng đầu năm được xem như là dấu hiệu cho một năm mới không suôn sẻ. Bạn nên giữ bình tĩnh để xử lý những sự bất hòa trong ngày Tết, để cho một năm mới dĩ hòa vi quý và gia đình ấm êm.

Bạn nên kiêng kỵ việc bất hòa trong những ngày đầu năm
Bạn nên kiêng kỵ việc bất hòa trong những ngày đầu năm

Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm những món quà Tết truyền thống và ý nghĩa, hãy đến với Bazanland để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Điện thoại: 093 888 71 71
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00
  • Email: cs@sagomart.vn
  • Website: https://bazanland.com/